Linh Địa Lavang nằm trong khu vực
Giáo Xứ Dinh Cát, thuộc
tỉnh Quảng Trị, cách thị xă Quảng
Trị 6 cây số và cách
Cố Đô Huế 58 cây số.
1. GIÁO XỨ DINH CÁT
Theo lịch
sử th́ Dinh Cát là
miền đất cũ thuộc dân tộc Chàm. Nhưng đến năm
1307 vua Chàm cắt vùng đất từ sông Đông Hà qua đèo Hải Vân dâng
cho nhà Trần
để làm sính lễ cưới
Huyền Trân Công Chúa. Vùng đất nhượng quyền này được nhà Trần chia thành 2 châu (Châu
Thuận và Châu Hoà). Dinh Cát thuộc Châu Thuận được đặt
làm thị trấn gọi là Thuận Thành rất trù phú và
đông đúc. Trải qua
68 năm Nhà Nguyễn Hoàng đóng dinh tại đây (1558-1626), khiến Cát Dinh đă thành
nơi mậu dịch rất sầm uất với người ngoại quốc.
Vị Linh Mục đầu tiên đặt chân lên xứ
Dinh Cát vào năm 1595 là cha Diego Aduarte Ḍng Đaminh. Sau có
cha Phanxicô Buzomi từ Áo Môn
(Trung Hoa) sang và được phép giảng đạo từ Quảng
2. PHƯỜNG LAVANG
Vào thế kỷ XV, xứ Dinh Cát gồm
2 Huyện, 134 xă, 9 thôn và nhiều
Phường. Làng Cổ Vưu là một Họ
Đạo lâu đời thuộc Xứ Dinh Cát,
được thành lập vào thế
kỷ 17, đời
nhà Lê và
quản thu đời Gia Long (Theo sử liệu cha Lorense Lân viết
lại ngày 17.2.1791). Dân làng phải đi vô rừng
sâu tới 7 cây số để
phá rẫy trồng khoai, cấy lúa. Trong làng Cổ
Vưu có phường Lá Vắng (V́ trong vùng có
nhiều cây tên là Lá
Vắng, có hột đen ăn được và lá cây
lại là một vị thuốc, nên dân trong vùng
dùng lá sắc
lên uống chữa bệnh, do đó dân vùng
lấy tên cây mà đặt
cho phường như trong địa bộ. Về sau người ta đọc trại ra là
Lavang như ngày nay). Vậy chiếu theo
địa bộ đời nhà Lê, Lavang đă
được thành lập trên 200 năm. Cũng theo những lời truyền miệng của tiền nhân th́ cách đây
hơn 200 năm, dưới đời vua Cảnh Thịnh (tức Nguyễn Quang Toản) một biến cố hăi hùng do cuộc
cấm đạo và chiến tranh đă khiến
cho dân chúng
xung quanh Dinh Cát phải
chạy vào Lavang để lánh nạn.
3. ĐỨC MẸ HIỆN
RA
Trong lúc lánh nạn, họ thường tụ họp nhau mỗi tối để cầu nguyện, lần hạt. Bỗng nhiên họ
thấy một bà đẹp mặc áo choàng
hiện ra gần cây đa
cổ thụ, mà họ nhận
biết là Đức Mẹ v́ có bồng
Chúa Hài Đồng và có 2 Thiên Thần
cầm đèn chầu. Đức
Mẹ ngỏ lời an ủi
và dạy họ bẻ lá cây xung
quanh đó mà nấu nước
uống th́ sẽ được lành bệnh. Đức Mẹ c̣n hứa
từ nay về sau những ai đến đây cầu khẩn Mẹ, th́ Mẹ sẽ
ban ơn phù trợ. Đức Mẹ c̣n hiện ra với
họ nhiều lần khác nữa. Theo sách Văn Lavang có
kể rằng:
Trời sinh cái
chốn lạ lùng,
Tự nhiên giữa núi nên cung Chúa
Bà.
Truyền rằng có một cây
đa,
Mọc
trên núi nọ gọi là Lavang.
Ngày th́ hạc
phụng dạo chơi,
Đêm th́
hổ báo chầu nơi linh hoàng.
Chốn
này linh ứng nghiêm trang,
Hai bên khe
ruộng giữa làng Lavang....
Điều
đáng tiếc là không ai biết được Đức
Mẹ hiện ra chính xác vào năm nào, nhưng theo tục
truyền th́ Đức Mẹ hiện ra vào lúc nước
nhà đang xảy ra những cuộc nội chiến thật
bi đát và lầm than (1765-1802).
Nhưng
theo sử liệu định mức sự đen tối
nhất là thời Vua Cảnh Thịnh (Nhà Tây Sơn) bắt
đạo. Lư do là sau khi vua Quang Trung mất (9/1792), Nguyễn
Quang Toản mới 13 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Cảnh
Thịnh, nên mọi việc do các quân thần nhiếp chính.
Sau khi bắt được lá thư của Nguyễn Ánh gửi
cho Đức Cha Labartelle xin giúp đỡ, vua Cảnh Thịnh
sinh ghét Đạo Công Giáo và ra sắc dụ cấm đạo
từ Phú xuân ra Bắc (8/1798). Lại cho lính đi lùng bắt
các vị Thừa Sai Pháp đă đứng ra giúp Chúa Nguyễn
Ánh. Nhiều người Công Giáo thuộc vùng Cổ Vưu,
Thạch Hăn... chạy vào lánh nạn tại phường La
Vang, giữa vùng núi rừng hiểm trở. Trong lúc lánh nạn
ở đây, ban đêm họ họp nhau cầu nguyện
và lần hạt Mân Côi. Thấy cảnh khổ của họ,
Đức Mẹ thương hiện ra để an ủi
các con cái Mẹ đang bị bách hại.
Đời
các vua kế tiếp như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự
Đức cũng đều ra những sắc dụ cấm
đạo cách ráo riết. Điều đáng tiếc là các
bút tích lịch sử về biến cố lạ thường
xẩy ra tại Lavang do Đức Cha Labartelle để lại
cùng với văn khố của Địa Phận B́nh Trị
Thiên đều bị thiêu đốt đến 2 lần. Ngay
cả đến các sách vở, tài liệu của Đức
Cha Sohiu B́nh (1861) được chôn dấu tại Huế
cũng bị đào lên và đốt hết, nên không c̣n bút
tích nào để lại. Sau này các giáo hữu được
thấy Đức Mẹ hiện ra cũng chỉ biết
kể lại với những người quen thân cḥm xóm. Và
rồi từ miệng người này qua người khác,
sự tích Đức Mẹ Lavang được biến
thành một lời truyền tụng không sức nào có thể
dập tắt được.